Tin tức Tin tức

Nghiên cứu kết nối giao thông khu vực Đông Nam Bộ

Sáng nay (24/2), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chủ tri cuộc họp trực tuyến cùng với lãnh đạo các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai; đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư, Tài chính và các cơ quan đơn vị của Bộ để bàn về kết nối giao thông khu vực Đông Nam Bộ, Sân bay Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

Bộ trưởng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các cơ quan, đơn vị liên quan

Theo báo cáo tại cuộc họp, trong các Chiến lược, Quy hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của cả nước nói chung và ngành GTVT nói riêng, vùng Đông Nam Bộ tiếp tục được xác định là đầu tàu kinh tế, là trung tâm công nghiệp cảng biển, hàng không và logistic lớn của cả nước. 

Do đó, việc nghiên cứu đề xuất các dự án nhằm tăng cường kết nối giao thông của vùng là hết sức quan trọng và cấp thiết để tạo ra sự kết nối đa phương thức, mở ra không gian phát triển kinh tế mới, cơ hội mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế - xã hội và tạo động lực phát triển vùng.

Về thực trạng kết nối giao thông TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, hệ thống đường bộ liên kết chủ yếu qua 05 tuyến cao tốc, 10 tuyến quốc lộ và 03 tuyến vành đai của TP. Hồ Chí Minh; trong vùng có 01 tuyến đường sắt đang khai thác (đường sắt Bắc – Nam); Hệ thống các tuyến đường thủy nội địa kết nối trong vùng gồm 05 tuyến và 01 tuyến vận tải ven biển; Hệ thống cảng biển trong vùng bao gồm Cảng cửa ngõ quốc tế Bà Rịa – Vũng Tàu, Cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương là cảng địa phương; Về hàng không, theo Quyết định số 236/QĐ-TTg, hệ thống các cảng hàng không phục vụ kết nối bao gồm 03 cảng hàng không là CHKQT Long Thành, CKHQT Tân Sơn Nhất và CHK Côn Đảo.

Các điểm cầu trực tuyến

Trên cơ sở đưa ra thực trạng và đánh giá các tồn tại, bất cập trong kế nối giao thông vùng Đông Nam Bộ, nội dung báo cáo đã đề cấp đề kế hoạch triển khai các dự án giao thông vận tải giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.

Cụ thể, Bộ GTVT đang triển khai xây dựng 05 Quy hoạch ngành quốc gia (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó rà soát, đánh giá và đề xuất các dự án cụ thể nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, Cảng HKQT Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong thời gian tới, khi các Quy hoạch được phê duyệt cần nhanh chóng triển khai đầu tư theo quy hoạch và đưa vào khai thác một số công trình có tính chất động lực, lan tỏa, hỗ trợ hoạt động vận tải và dịch vụ logistic.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố; đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính cũng như các cơ quan tham mưu của Bộ đã có ý kiến xung quanh nội dung về kết nối giao thông khu vực Đông Nam Bộ, Sân bay Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh rằng, GTVT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời gian tới, sẽ giành nguồn lực để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có các công trình mang tính đột phá, khai thác được tiềm năng của khu vực để phục vụ phát triển kinh tế-  xã hội của đất nước nói chung và khu vực Đông Nam Bộ nói riêng.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề nghị cần rà soát lại quy hoạch giao thông cả Trung ương và địa phương. Cùng với đó việc đầu tư các công trình dự án phải mang tính chất đồng bộ, kết nối và nên giải phóng mặt bằng một lần.

"Đối với khu vực này, chúng ta cần quan tâm đền các công trình liên vùng", Bộ trưởng nhấn mạnh và nêu lên một số nội dung cụ thể liên quan đến các lĩnh vực. Trong đó, về lĩnh vực hàng hải sẽ quan tâm đến luồng đi vào Cái Mép – Thị Vải, hình thành giao thông kết nối để phát huy hiệu quả cảng biển.

Tập trung vào 03 dự án hàng không trong khu vực, trong đó có CHKQT Long Thành

Về lĩnh vực hàng không sẽ tập trung vào 3 dự án gồm CHKQT Long Thành; CHKQT Tân Sơn Nhất và CHK Côn Đảo. Bên cạnh đó, tập trung nghiên cứu Dự án đường sắt kết nối sân bay Long Thành và khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu; tập trung  vào Dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics phía Nam.

Riêng lĩnh vực đường bộ, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung vào các tuyến vành đai 2, 3, 4; tuyến cao tốc Biên Hòa – Phú Mỹ - Vũng Tàu; TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dâu Giây – Phan Thiết…

                                                                    Nguồn: website Bộ giao thông vận tải


Văn Bản Mới Văn Bản Mới

  • 24/2023/NĐ-CP (14/05/2023)
    Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực...
  • 3866/QĐ-UBND (17/01/2023)
    Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh...
  • 21/2022/TT-BGTVT (22/08/2022)
    Quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường...
  • 2292/QĐ-UBND (12/08/2022)
    Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của...
  • 17/2022/TT-BGTVT (15/07/2022)
    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29...

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 9
Tất cả: 24957214

Dịch vụ công trực tuyến Sở GTVT

 

Thủ tục hành chính 

Đường sắt Việt Nam

 

Tổng cục đường bộ VN DVC Đổi GPLX

TT Đăng kiểm phương tiện GTVT BRVT

 

Trường Trung cấp nghề GTVT tỉnh BRVT

Ủy ban ATGT Quốc gia

 

Cục hàng hải Việt Nam

Cục đường thủy nội địa Việt Nam

 

Tổng cục đường bộ

Việt Nam

Hỏi đáp