Tin tức Tin tức

Kinh tế biển đột phá với Bộ luật Hàng hải mới

Bộ luật Hàng hải VN được thông qua tháng 11/2015 và chính thức có hiệu lực từ 1/7 vừa qua.

 
1

Những hãng tàu lớn nhất thế giới vào làm hàng ở cảng Hải Phòng - Ảnh: Thanh Bình

Với nhiều điểm mới, bộ luật này sẽ có nhiều tác động tích cực đối với kinh tế biển và hoạt động hàng hải tại Việt Nam.

Sẵn sàng thực hiện Bộ luật mới

Tháng 11/2015, Quốc hội thông qua Bộ luật Hàng hải VN sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7/2017. Trao đổi với Báo Giao thông, Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Xuân Sang cho biết, bộ luật mới bảo đảm tính kế thừa, sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh, quy định chưa rõ, còn thiếu thống nhất; loại bỏ quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển, hội nhập.

Theo ông Sang, bộ luật mới đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển, hội nhập của hệ thống cảng biển theo hướng quy mô lớn, hiện đại và bảo đảm tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa, hành khách trong nước, với nước ngoài. Bảo đảm tính phù hợp, thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. "Luật cũng phát triển một số quy định mới. Đơn cử, luật giao cơ quan có thẩm quyền quy định những nội dung cụ thể để đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc vận dụng quy định của các Công ước, điều ước, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và xu thế phát triển, tình hình thực tiễn của hoạt động hàng hải Việt Nam", ông Sang nói.

Bộ luật Hàng hải VN 2015 gồm 20 chương, 341 điều. So với bộ luật cũ, Bộ luật Hàng hải VN 2015 có nhiều thay đổi, bổ sung; cụ thể về phạm vi điều chỉnh, chính sách phát triển hàng hải; quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển; an toàn hàng hải, an ninh hàng hải; lao động hàng hải và bảo vệ môi trường; Bắt giữ tàu biển; Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển; Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển, thuê tàu; Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; Hoa tiêu hàng hải...

Để chuẩn bị thực thi bộ luật mới này, ông Nguyễn Xuân Sang cho biết, ngay khi được thông qua, Cục Hàng hải VN đã bắt tay ngay vào xây dựng các VBQPPL hướng dẫn bộ luật mới. Trong đó, có 12 dự thảo Nghị định của Chính phủ, 25 dự thảo Thông tư của Bộ trưởng và Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Ngoài ra, Cục Hàng hải VN còn chủ động đề xuất xây dựng bổ sung vào chương trình 2 dự thảo Nghị định và 3 dự thảo Thông tư nhằm bảo đảm quy định, hướng dẫn kịp thời các vấn đề mới phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hải.

"Trong năm 2016, Cục Hàng hải VN tổ chức hơn 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Hàng hải VN 2015 và các văn bản pháp luật mới ban hành tại nhiều tỉnh, thành trên địa bàn cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, TP HCM và Đà Nẵng; Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng hàng hải và một số địa phương tổ chức phổ biến quy định của pháp luật hàng hải tới giáo viên, sinh viên và các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, giúp những người quan tâm nhanh chóng tiếp cận được nội dung các quy định, phục vụ tốt cho công tác, hoạt động của mình", ông Sang chia sẻ và cho biết thêm, trong 6 tháng đầu năm 2017, Cục Hàng hải VN tiếp tục xây dựng 4 dự thảo Nghị định của Chính phủ, 1 dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 15 dự thảo Thông tư của Bộ trưởng (riêng Thông tư công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải giao Cục chủ động rà soát, xây dựng dự thảo trình Bộ) và 1 Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định. 100% dự thảo VBQPPL hoàn thành đúng tiến độ.

 
 

"Cục Hàng hải VN đã trình Bộ GTVT 9 đề cương chi tiết, 15 dự thảo văn bản. Đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 14 VBQPPL, gồm 5 nghị định và 9 thông tư, các dự thảo VBQPPL khác cũng đang được các cấp khẩn trương thẩm định, góp ý theo quy định và sớm ban hành, bảo đảm triển khai thực hiện ngay sau khi bộ luật có hiệu lực", ông Sang nói thêm.

2

Bộ luật Hàng hải mới tạo điều kiện cho các cảng biển hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả nhất

Hành lang pháp lý rõ ràng, doanh nghiệp hưởng lợi

Theo đánh giá của các chuyên gia hàng hải, các nội dung được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Hàng hải lần này đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động hàng hải. Ông Trần Quý Phi, Phó trưởng Ban truyền thông, Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) cho biết, quy định về chính quyền cảng là một nội dung đột phá nhất trong tất cả các nội dung được sửa đổi của Bộ luật Hàng hải lần này.

Hiện nay, việc tổ chức phối hợp đầu tư cảng ở những khu vực nhất định còn nhiều bất cập. Trong đó, có thể kể đến việc không có sự kết hợp khai thác sử dụng vùng nước cảng và vùng đất hậu cần sau cảng nên không khai thác được hết hiệu quả kinh tế của khu vực cảng biển. Nhiều doanh nghiệp đầu tư, khai thác cảng trong cùng một khu vực mạnh ai nấy làm đã tạo ra cạnh tranh thiếu lành mạnh. Chính vì vậy, cần có một tổ chức phù hợp để thống nhất được tất cả các lực lượng hướng đến hoạt động cảng được nhịp nhàng, hiệu quả nhất. Ban quản lý và khai thác cảng chính là tổ chức để thực hiện việc này.

"Bộ luật mới quy định cụ thể, cho phép tư nhân được tham gia kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển. Điều này tạo bước đột phá thúc đẩy ngành hàng hải phát triển. Bộ luật Hàng hải sửa đổi còn điều chỉnh khái niệm về tàu biển. Theo đó, các đối tượng như ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động và các kết cấu nổi tương tự khác không phải là tàu biển. Chính vì được chỉ rõ các khái niệm nên tránh được sự nhầm lẫn trong quá trình mua bán, đăng ký và sử dụng tàu biển. Việc đăng ký, đăng kiểm và thế chấp tàu biển cũng được quy định chi tiết, cụ thể tạo thuận lợi cho chủ tàu, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động", ông Thi nói.

Đối với hoạt động đóng tàu và phá dỡ tàu biển, theo ông Phùng Văn Khôi, Phó tổng giám đốc Công ty đóng tàu Nam Triệu, bộ luật mới cũng có nhiều tác động. Trong đó, phải kể đến việc quy định rõ về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển và cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Luật mới quy định chi tiết cơ sở phá dỡ tàu biển phải đảm bảo những điều kiện cơ bản ra sao. Đây là một bước rất tiến rất lớn, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn.

"Hiện nay, nhiều cơ sở không đủ điều kiện nhưng vẫn tham gia phá dỡ tàu biển gây nhiều hệ lụy xấu đến môi trường. Khi có Bộ luật mới, chắc chắn điều này không thể tái diễn", ông Khôi nói.

                           Nguồn: Báo Giao thông


Văn Bản Mới Văn Bản Mới

  • 24/2023/NĐ-CP (14/05/2023)
    Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực...
  • 3866/QĐ-UBND (17/01/2023)
    Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh...
  • 21/2022/TT-BGTVT (22/08/2022)
    Quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường...
  • 2292/QĐ-UBND (12/08/2022)
    Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của...
  • 17/2022/TT-BGTVT (15/07/2022)
    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29...

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 12
Tất cả: 25195805

Dịch vụ công trực tuyến Sở GTVT

 

Thủ tục hành chính 

Đường sắt Việt Nam

 

Tổng cục đường bộ VN DVC Đổi GPLX

TT Đăng kiểm phương tiện GTVT BRVT

 

Trường Trung cấp nghề GTVT tỉnh BRVT

Ủy ban ATGT Quốc gia

 

Cục hàng hải Việt Nam

Cục đường thủy nội địa Việt Nam

 

Tổng cục đường bộ

Việt Nam

Hỏi đáp