Phổ biến pháp luật Phổ biến pháp luật

Không có kết quả đo nồng độ cồn, sao vẫn bị CSGT phạt 35 triệu?

Hỏi: Ngày 3/1, bạn tôi có uống chút bia, sau đó điều khiển ô tô từ cơ quan về nhà thì bị CSGT yêu cầu dừng xe. Bạn tôi chấp hành dừng xe, đưa giấy tờ để CSGT kiểm tra hành chính. Nhưng sau khi cầm giấy tờ xe, GPLX, thì CSGT lại yêu cầu bạn tôi thổi vào máy đo nồng độ cồn.

Bạn tôi cho rằng mình uống rất ít bia, nên kiên quyết không thổi. Dù không có kết quả đo nồng độ cồn, nhưng CSGT vẫn lập biên bản phạt bạn tôi mức 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng và tạm giữ luôn phương tiện của bạn tôi.

Vậy xin hỏi, trong trường hợp này, CSGT xử phạt như vậy có đúng không?

Lê Hoàng (Quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Trả lời:

Khoản 10, Điều 5, Nghị định 100/2019 quy định, với hành vi không chấp hành hiệu lệnh trong việc kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích thì người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng.

Và Khoản 11, Điều 5 của Nghị định này quy định, với hành vi không chấp hành hiệu lệnh trong việc kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích thì người điều khiển xe ô tô sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 22 - 24 tháng.

Đây là mức phạt tương đương với mức vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở.

Theo quy định tại Nghị định 100, người đi xe đạp, xe máy, nếu không chấp hành hiệu lệnh trong việc kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích cũng sẽ bị lập biên bản xử phạt ở mức cao nhất trong khung hình phạt.

Theo quy định pháp luật, nếu người vi phạm chấp hành, ký văn bản thì có thể được xem xét là tình tiết giảm nhẹ.

Còn trường hợp không chấp hành như: Khóa xe bỏ đi, có hành vi chửi bới lăng mạ, chống đối lực lượng chức năng hoặc không ký vào văn bản... thì vẫn bị lập biên bản, có người làm chứng và xử lý bình thường. Trường hợp này, người vi phạm sẽ bị xử phạt với mức nặng nhất.

Đối với hành vi chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng tùy vào tính chất mức độ của hành vi, hậu quả xảy ra người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với những hành vi tấn công lại lực lượng chức năng thì chắc chắn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.

                                                       Nguồn: Báo Giao thông


Văn Bản Mới Văn Bản Mới

  • 24/2023/NĐ-CP (14/05/2023)
    Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực...
  • 3866/QĐ-UBND (17/01/2023)
    Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh...
  • 21/2022/TT-BGTVT (22/08/2022)
    Quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường...
  • 2292/QĐ-UBND (12/08/2022)
    Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của...
  • 17/2022/TT-BGTVT (15/07/2022)
    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29...

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 8
Tất cả: 25195616

Dịch vụ công trực tuyến Sở GTVT

 

Thủ tục hành chính 

Đường sắt Việt Nam

 

Tổng cục đường bộ VN DVC Đổi GPLX

TT Đăng kiểm phương tiện GTVT BRVT

 

Trường Trung cấp nghề GTVT tỉnh BRVT

Ủy ban ATGT Quốc gia

 

Cục hàng hải Việt Nam

Cục đường thủy nội địa Việt Nam

 

Tổng cục đường bộ

Việt Nam

Hỏi đáp